Bị vết thương nên ăn kiêng gì?
Bị vết thương nên kiêng ăn gì để tránh để lại sẹo lồi, vết thâm?
Tùy theo cơ địa của từng người, mà những vết thương nhỏ cũng có thể để lại sẹo lồi hay những vết xỉn màu xấu xí cho da. Tìm hiểu khi bị vết thương nên kiêng ăn gì để lên thực đơn khoa học tốt cho vết thương.
Khi bị vết thương nên kiêng ăn gì, danh sách thực phẩm bạn phải biết
Ăn uống có ảnh hưởng đến cơ chế làm lành vết thương của cơ thể. Đặc biệt, vết thương hở có thể để lại vết thâm hoặc sẹo. Để tránh tình trạng trên, hãy đọc ngay các mẹo dưới đây để biết khi bị vết thương hở không nên ăn gì và khi vết thương lên da non kiêng ăn gì nhé.
- Thịt gà: tuy là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tuy nhiên lại không phù hợp cho người có vết thương chưa lành, người có vết thương đang lên da non nên kiêng ăn. Thịt gà làm chậm quá trình lành vết thương, tốt hơn bạn hãy kiêng để vết thương mau lành.
- Thịt bò: thịt bò khiến vết thương sậm màu và từ đó hình thành nên sẹo thâm. Tránh xa thực phẩm này cho đến khi lành hẳn.
Thịt bò chính là một trong những thực phẩm làm vết thương sậm màu
- Nếp: Đối với người bị vết thương hở, nếp chính là kẻ thù đáng ghét dễ làm vết thương mưng mủ, sưng tấy vì nếp có tính nóng.
- Rau muống: tuy được biết đến như một thực phẩm có tính mát, có thể giải độc cho cơ thể. Tuy nhiên, rau muống kích thước quá trình sinh sản của tế bào dễ gây sẹo lồi.
- Đồ hải sản: đây là những món ăn ngon hấp dẫn với nhiều người. Tuy nhiên, hải sản có tính hàn dễ kích ứng vết thương gây cảm giác ngứa, kích thích quá trình sinh sản các sợi collagen hình thành sẹo lồi. Chính vì thế, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bị vết thương hở có nên ăn cá không rồi nhé.
- Thịt xông khói, bánh kẹo: đây là những thực phẩm làm da mất đi những khoáng chất thiết yếu, làm chậm quá trình tái tạo của vết thương.
- Đồ ăn cay nóng: Để vết thương không bị mưng mủ thì bạn nên tránh xa những đồ ăn cay nóng.
Khi bị tổn thương, cơ thể bạn phải sử dụng những chất dinh dưỡng từ thực phẩm lành mạnh để chữa lành vết thương. Nếu có một thực đơn khoa học, vết thương của bạn sẽ nhanh lành hơn. Sau khi biết bị vết thương nên kiêng ăn gì, chúng ta hãy cùng nhau lên thực đơn những thực phẩm đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Thực phẩm mau lành vết thương, lên thực đơn ngay thôi
Nếu bạn chưa biết nên làm gì để vết thương mau lành, ăn gì mau lành vết thương hở, hãy bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng sau:
- Thực phẩm chứa protein: Trong thịt lợn tươi và các loại hạt, ngũ cốc chứa nhiều protein có lợi cho quá trình tạo các tế bào mới, các thành phần liên quan đến quá trình làm lành vết thương.
- Các loại khoáng chất và vitamin: vitamin A, B, E có vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới và làm vết thương mau lành. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng, mưng mủ. Bạn nên bổ sung vào thực đơn các rau lá có màu xanh đậm, trái cây (đu đủ, thăng long, cam,…) là các thực phẩm chứa nhiều vitamin.
- Kẽm và selen cũng giúp vết thương mau lành, chống nhiễm khuẩn có nhiều ở thịt gia cầm, nghêu, sò,…
- Ngoài ra, bạn cần bổ sung các thực phẩm có lợi trong quá trình tạo máu như axit sắt, vitamin B12,… có nhiều trong trứng, sữa, rau xanh, gan,…
- Rau diếp cá có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe và có tính kháng khuẩn cao, chúng sẽ làm tăng khả năng kháng khuẩn tự nhiên, chống viêm và làm vết thương mau lành.
Bổ sung diếp cá vào thực đơn để mau làm lành vết thương
- Nghệ tươi không nằm ngoài danh sách này. Đây là bài thuốc dân gian giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào những vết thương ngoài da. Đặc biệt, bạn có thể bôi nghệ tươi lên vết thương khi chúng bong lớp vảy và kéo da non.
- Nha đam: đây là thực phẩm làm dịu vết thương do bỏng, làm mờ sẹo
- Cuối cùng, đừng quên bổ sung đủ nước cho cơ thể và tránh những loại nước ngọt, nước có ga, có cồn khác.
Khi bị vết thương, bạn cần chú ý những thực phẩm nên kiêng và nên ăn để giúp vết thương mau lành và tránh những nguy cơ khác.
Một số lưu ý khác khi bị vết thương hở
Ngoài chế độ ăn uống khoa học, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Hãy giữ vùng da bị tổn thương luôn khô thoáng, sạch sẽ, hạn chế sự tiếp xúc với nước.
- Không tự ý bôi các hỗn hợp chất lên vết thương khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không ma sát quá nhiều vào vết thương, tránh làm bong lớp vảy của vết thương.
- Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh khiến vết thương rách ra và nghiêm trọng hơn.
- Tiến hành theo dõi vết thương thật kỹ. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu bất thường, như sưng, đổi màu lạ hoặc nhiễm trùng hãy liên hệ đến cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
- Hãy tập thói quen tập thể dục, vận động nhẹ nhàng. Đây là cách giúp bạn có một sức khỏe tốt, gia tăng lưu lượng máu giúp vết thương mau được chữa lành
- Ngoài ra, bạn cũng nên tránh xa thuốc lá. Thuốc lá sẽ làm cản trở quá trình chữa bệnh, gia tăng nguy cơ biến chứng và nhiễm trùng.
Trong cuộc sống, những va chạm là điều không ai mong muốn. Hy vọng bài viết của thich.com.vn đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Bị vết thương nên kiêng ăn gì” và bỏ túi cách lên thực đơn món ăn mau lành vết thương cho bạn và gia đình nhé.